Soạn Văn lớp 10 Bộ Chân trời sáng tạo | Văn bản 3: Hương sơn phong cảnh (Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên (thơ))

Ngày 07/11/2022 09:05:12, lượt xem: 7310

Bài 3: GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN (THƠ)

Văn bản 1: Hương Sơn phong cảnh (Chu Mạnh Trinh)

 

Câu 1. Xác định bố cục của bài thơ.

Trả lời: 

Bố cục của bài thơ được chia làm ba phần:

- Phần 1 (4 câu đầu): Cái nhìn bao quát của chủ thể trữ tình khi đặt chân đến Hương Sơn.

- Phần 2 (câu 5 đến câu 16): Miêu tả cụ thể phong cảnh Hương Sơn theo bước chân chủ thể trữ tình nhập vai trong “khách tang hải”.

- Phần 3 (câu 17 đến hết): Tư tưởng từ bị, bác ái và tình yêu đối với cảnh đẹp đất nước của tác giả.

Câu 2. Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gọi tả qua các đoạn thơ.

Trả lời: 

Một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gọi tả qua các đoạn thơ là: Tuyệt mĩ, đẹp như tranh vẽ, vẻ đẹp thoát tục, diệu kì,...

Câu 3. Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?

Trả lời: 

Chủ thể trữ tình của bài thơ là “khách tang hải” nhưng cũng có thể là một người ẩn danh quan sát và rung động trước phong cảnh Hương Sơn. “Khách tang hải” là chủ thể nhập vai.

Câu 4. Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ.

Trả lời: 

Diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ đi theo từng phần của bài thơ:

- Ban đầu chủ thể trữ tình vừa thành kính, vừa ngỡ ngàng, xúc động trước vẻ đẹp của Hương Sơn.

- Khi quan sát cụ thể hơn, chủ thể trữ tình như chìm đắm, say mê với vẻ đẹp hoà quyện giữa thiên nhiên và kiến trúc nhân tạo.

- Sau khi quan sát, chủ thể trữ tình khẳng định sự yêu quý mình dành cho phong cảnh nơi đây.

 

ĐỌC THÊM SOẠN VĂN LỚP 10 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO | VĂN BẢN 3: NGÔI NHÀ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ (BÀI 2: SỒNG CÙNG KÝ ỨC CỘNG ĐỒNG)

 

Câu 5. Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích hiệu quả của cách xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ đối với việc thể hiện cảm hứng ấy.

Trả lời: 

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là ngợi ca thiên nhiên đất nước tươi đẹp.

Để thể hiện cảm hứng này, tác giả đã:

- Sử dụng các từ ngữ như “Đệ nhất động”: Mượn từ ngữ của danh nhân, bậc đế vương để bài tỏ tình cảm tôn vinh vị thế đặc biệt của cảnh đẹp Hương Sơn. 

- Sử dụng các từ ngữ thể hiện sự xúc động mãnh liệt trước cảnh đẹp: Thú Hương Sơn ao ước, ai khéo họa hình,...

- Sử dụng các từ ngữ miêu tả hình ảnh, âm thanh thể hiện vẻ đẹp của Hương Sơn: thỏ thẻ, lững lờ, long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh,..

- Các biện pháp tu từ:

  • Điệp ngữ: “non non, nước nước, mây mây” => Cho người đọc hình dung cảnh núi non mây nước trập trùng như chốn bồng lai tiên cảnh.

  • So sánh: “Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”; “Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây” => Vẻ đẹp Hương Sơn ảo diệu, diễm lệ đầy quyến rũ.

  • Nhân hoá: “Cá nghe kinh” => Nhân hoá sự vật làm cho Hương Sơn không chỉ đẹp bởi hình thức mà còn đẹp bởi những giá trị trầm tích văn hoá ẩn sâu.

  • Câu hỏi tu từ: “...hỏi rằng đây có phải?” => Sự mơ màng, bâng khuâng, ngây ngất của con người trước cảnh đẹp đất Phật.

Câu 6. Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.

Trả lời:

Về vần:

- Các vần chân theo chiều dọc bài thơ như: phải - trái, kinh - kình,..

- Các vần lưng như mây mây - đây; kình - mình.

=> Tạo nên sự liên kết theo chiều dọc cho toàn bài.

Về nhịp: ngắt nhịp đa dạng, dài ngắn đan xen, cách ngắt nhịp dài ngắn đan xen.

=> Nhịp bước phiêu du, khoan thai của thưởng lãm phong cảnh Hương Sơn.

Câu 7. Hãy chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta mà bạn có dịp tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.

Trả lời: 

Em đã từng được đến thăm kinh thành Huế. Kiến trúc và quy mô của cung đình ở đây thực sự làm em cảm thấy choáng ngợp. Không khí cổ kính, xưa cũ bao phủ làm thời gian như ngừng lại. Những lăng tẩm, những ngôi mộ là những kết tinh của văn hoá lịch sử làm em cảm thấy vô cùng xúc động. Xúc động bởi vẻ đẹp của văn hoá, con người Việt Nam xưa và nay.

 

ĐỒNG HÀNH CÙNG CHỊ TRONG KHÓA HỌC VĂN VIP LỚP 10 ĐỂ KHÔNG LO LẮNG TRƯỚC CHƯƠNG TRÌNH MỜI NHÉ!

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH:

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

 

Tin liên quan